Đặc điểm, nguyên liệu và cách chế biến Bánh_mì_thịt

Phần bánh

Bánh mì đặc trưng của Sài Gòn, thuộc những kích cỡ khác nhau

Bánh mì Việt Nam có lớp vỏ mỏng, giòn, thường có màu vàng của bánh nướng – không quá đậm, chỉ hơi hoe vàng – và hơi nứt. Bên dưới lớp vỏ giòn là phần ruột mềm và trắng, nên có thể được mô tả vắn tắt là "giòn vỏ mềm ruột." Chiếc bánh có độ dài tầm hơn gang tay một chút, hơi thuôn nhọn ở hai đầu, và có 3 "mắt" (hoặc một "mắt" duy nhất). Đấy là những vết khía trên mặt bánh để bột bánh có không gian nở trong khi nướng.[33] Ngoài ra, bánh cũng có thể được làm từ cả bột mì lẫn bột gạo.[22]

Để tạo ra những ổ bánh mì có kích thước và đặc tính khác nhau, thợ làm bánh phải điều chỉnh công thức và cách làm. Trước đây, khi bột làm bánh mì được lên men tự nhiên, người ta sẽ thay đổi tỷ lệ chất tạo men và thời gian ủ bột. Hiện nay với sự hỗ trợ của nhiều loại chất nhũ hoá (hoặc phụ gia) khác nhau nhằm giảm thời gian ủ bột, tỷ lệ các chất này được điều chỉnh để tạo ra ổ bánh mì như mong muốn. Do sự đa dạng về khẩu vị tùy theo vùng miền, nên trên thị trường cũng có sẵn những phụ gia tương ứng.[34]

Bánh mì Việt Nam thường được xẻ dọc theo thân và giữ nguyên ổ nên vỏ cần phải mỏng và giòn để có đường cắt như ý. Do đó, bánh mì Việt Nam chỉ nên được thưởng thức trong vòng vài giờ sau khi ra lò, vì nếu để lâu hơn thì vỏ bánh sẽ hết giòn và bị nhăn nheo do phần ruột rỗng co lại khi nhiệt độ của ổ bánh mì giảm.[34] Ngoài việc chế biến thành bánh mì thịt, người ta cũng ăn bánh mì không nhân cùng với các món thịt như bò kho, cà riphá lấu. Bánh mì không nhân cũng có thể được dùng để chấm sữa đặc.[35][36][37] Cách ăn này xuất phát từ chương trình của Bộ Giáo dục trước đây, cung cấp bữa sáng nhẹ cho học sinh tiểu học với bánh mì và sữa Foremost pha trong ly.[32]

Phần nhân

Phần nhân trong một chiếc bánh mì Việt Nam.

Những thực phẩm dùng làm phần nhân bánh mì thay đổi tùy theo vùng miền, thường bao gồm các nhóm sau:

Các nguyên liệu nói trên được bày biện sẵn sàng để phục vụ tùy theo sở thích của người ăn. Người ta thường nướng bánh nóng giòn từ trước, rạch một đường dọc theo thân bánh và cho lần lượt gia vị, phần nguyên liệu chính, một chút rau – như dưa chuột, rau mùi và hành – lên trên phần nguyên liệu chính rồi rưới thêm các loại nước xốt.[46][47] Theo nhận định, hầu hết các loại bánh mì đều sử dụng chung những thành phần khuôn mẫu.[48]